Thanh tra Chính phủ vừa ban hành kế hoạch thanh tra chuyên đề trách nhiệm về thực hiện công vụ của cán bộ,ínhphủthanhtratráchnhiệmcôngvụtạibộvàđịaphươbancah5 công chức trên phạm vi cả nước.
Kế hoạch nhằm đánh giá kết quả thực hiện trách nhiệm công vụ của cán bộ, công chức, nhất là một số ngành, lĩnh vực trọng điểm, có nhiều bức xúc trong giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công; đồng thời, ghi nhận cách làm hay, sáng tạo để có giải pháp nhân rộng trong cả nước; kịp thời phát hiện những thiếu sót hoặc vi phạm để kiến nghị biện pháp khắc phục.
Kết quả thanh tra sẽ được tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ về thực trạng thực hiện trách nhiệm công vụ của cán bộ, công chức; xác định tính chất, mức độ vi phạm, nguyên nhân, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân và kiến nghị biện pháp xử lý sai phạm (nếu có); sửa đổi cơ chế chính sách, tháo gỡ trong tổ chức, thực hiện…
Theo kế hoạch, các đoàn thanh tra sẽ tiến hành thanh tra trực tiếp trong thời hạn tối đa 45 ngày. Thời kỳ thanh tra từ 15.7.2021 - 30.11.2023 (thời điểm ban hành Nghị quyết số 76 về Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021 - 2030).
Thanh tra Chính phủ sẽ tiến hành thanh tra tại 6 bộ, gồm: KH-ĐT, Tài chính, GTVT, TN-MT, Y tế, GD-ĐT và 3 địa phương, gồm Bắc Ninh, Đồng Nai, Đà Nẵng.
Thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ sẽ tiến hành thanh tra tại các đơn vị trực thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phů. Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư sẽ tiến hành thanh tra tại các quận, huyện, sở, ban, ngành trực thuộc.
Kế hoạch nêu rõ, trong quá trình tổ chức thực hiện, Thanh tra Chính phủ chỉ đạo, hướng dẫn thanh tra các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; thanh tra các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư về nội dung thanh tra, thời kỳ thanh tra, đối tượng thanh tra để thống nhất thực hiện.
Vụ Kế hoạch - Tổng hợp (Thanh tra Chính phủ) chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu cho lãnh đạo Thanh tra Chính phủ thành lập tổ công tác để chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc việc thực hiện thanh tra của thanh tra các bộ, ngành, địa phương; xử lý những khó khăn, vướng mắc về chuyên môn, nghiệp vụ; tổng hợp kết quả thanh tra chuyên đề và đề xuất, kiến nghị Tổng Thanh tra Chính phủ xử lý theo quy định của pháp luật.
Thanh tra các bộ, ngành, địa phương căn cứ kế hoạch, đề cương hướng dẫn gửi kèm theo kế hoạch và tình hình thực tế để thành lập đoàn thanh tra, tiến hành thanh tra. Sau khi kết thúc thanh tra, báo cáo tổng hợp kết quả thanh tra theo đề cương của Thanh tra Chính phủ để tổng hợp kết quả thanh tra trên toàn quốc.