Ba Vì được coi là ngọn núi Tổ của nước Đại Việt. Được gọi tên Ba Vì là bởi dãy núi gồm có ba đỉnh nổi lên giữa đồng bằng Bắc bộ,ượthơnbậcthangđálênđỉnhnúiTổthămđềnthờBácHồtỷ lệ cược châu á bao gồm đỉnh Vua cao 1.296m, đỉnh Tản Viên cao 1.227m và đỉnh Ngọc Hoa cao 1.131m.
Trên đỉnh ngọn núi nổi tiếng nhất là Tản Viên có Đền Thượng thờ Thánh Tản - một trong “tứ bất tử” theo tín ngưỡng của người Việt (Thần Tản Viên, Thánh Gióng, Chử Đồng Tử, Bà chúa Liễu Hạnh). Còn trên đỉnh Vua cao nhất là đền thờ Bác Hồ.
Nhưng để lên được đền thờ Bác Hồ, từ chân núi Ba Vì, du khách phải đi ô tô leo dốc quanh co vượt quãng đường dài hơn 12km. Có những đoạn, sương mù trùm cả lối đi. Tiếp đó, phải leo gần 1.300 bậc thang đá bên vách núi, xung quanh là cánh rừng nguyên sinh với những cây cổ thụ vút lên không trung. Thân cây mốc và rêu xanh bám phủ, dây leo chằng chịt, sương mù giăng giăng nhưng mặt trời thỉnh thoảng vẫn lấp ló, soi đường. Không gian vừa huyền ảo, vừa linh thiêng.
Công trình tưởng niệm Bác được khởi công ngày 1.3.1999 và hoàn thành cuối tháng 8.1999. Người được vinh dự thiết kế ngôi đền là KTS Hoàng Phúc Thắng và người nhận trách nhiệm làm chủ nhiệm công trình là KTS Nguyễn Trực Luyện.
Đền được xây dựng theo kết cấu bền vững, uy nghiêm. Chính điện là một không gian mở, không có cửa. Trên bệ thờ đá có bức tượng Bác Hồ đúc bằng đồng trong tư thế ngồi, phía trên là bức hoành phi ghi dòng chữ nổi tiếng: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”. Trên cao lá cờ Tổ quốc ghép bằng đá hoa cương màu đỏ. Hai bên bệ thờ là chuông đồng và khánh đồng. Ngoài ra còn nhiều hạng mục công trình khác tạo nên một không gian hài hòa, tinh tế nhưng vẫn hết sức giản dị.
Trước đền, một tấm bia đá lớn nguyên khối, mặt trước khắc một đoạn trong Điếu văn của BCH T.Ư Đảng Lao động Việt Nam đọc trong lễ tang của Người năm 1969: “Dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta đã sinh ra HỒ CHỦ TỊCH, người anh hùng dân tộc vĩ đại, và chính Người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta”. Mặt kia khắc bút tích Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.