Binance

PHẢI CÓ "ĐỊA CHỈ" CHỊU TRÁCH NHIỆMSau khi loạt bài Bất an từnhà cao tầngđược đăng tải, Báo Thanh Niê 11bet

【11bet】Bất an từ nhà cao tầng: Làm rõ trách nhiệm, siết chặt tiêu chuẩn

PHẢI CÓ "ĐỊA CHỈ" CHỊU TRÁCH NHIỆM

Sau khi loạt bài Bất an từ nhà cao tầng được đăng tải,ấtantừnhàcaotầngLàmrõtráchnhiệmsiếtchặttiêuchuẩ11bet Báo Thanh Niênnhận được nhiều ý kiến đóng góp của độc giả, chuyên gia và phản hồi của các cơ quan chức năng.

Bất an từ nhà cao tầng: Làm rõ trách nhiệm, siết chặt tiêu chuẩn - Ảnh 1.

Vai trò thực thi, giám sát của chính quyền cần được nâng cao hơn đối với an toàn PCCC nhà cao tầng

NGUYỄN TRƯỜNG

Liên quan đến việc xử lý các "chuồng cọp", lãnh đạo UBND một phường ở Hà Nội thẳng thắn "chuồng cọp" chằng chịt tại các khu tập thể do lịch sử để lại, việc tháo dỡ ngay hiện nay là bất khả thi. Bởi lẽ, nếu phá dỡ thì mỗi căn hộ tập thể cũ chỉ còn rộng khoảng 24 m2, trong khi đó bình quân có 3 thế hệ (từ 4 - 6 người) đang sinh sống. "Nếu phá dỡ thì người dân sẽ ở kiểu gì? Bên cạnh đó, nếu phá dỡ "chuồng cọp" ở một phường thì cũng phải phá dỡ tất cả "chuồng cọp" ở phường khác và làm trên khắp cả nước. Do đó, chỉ còn một cách khả thi nhất là đợi đến lúc cải tạo, đầu tư, xây mới lại các khu tập thể này", vị lãnh đạo phường nêu.

KTS Phạm Thanh Tùng, chuyên gia kiến trúc quy hoạch đô thị, cho rằng với những "chuồng cọp" đã tồn tại ở nhà chung cư cũ, nhà tái định cư, chung cư mini… rất khó để vận động người dân tự tháo dỡ. Để đảm bảo an toàn, trước mắt cơ quan chức năng cần rà soát, nghiên cứu giải pháp hướng dẫn người dân mở đường thoát hiểm, phòng khi có sự cố. Kiểm soát tốt để không phát sinh thêm "chuồng cọp"...

Cảnh sát PCCC khuyến cáo về nhà ‘chuồng cọp’: Mở lối thoát nạn thứ hai phòng hỏa hoạn

Ông Tùng cho hay sau vụ cháy chung cư mini ở Q.Thanh Xuân, chính quyền TP.Hà Nội đã chỉ đạo rà soát toàn bộ nhà chung cư trên địa bàn. Bộ Công an cũng có đợt kiểm tra PCCC trên diện rộng cả nước để kịp thời phát hiện, ngăn chặn sự cố xảy ra. "Theo phân cấp quản lý, từng khâu, từng mảng, từng ngành đều có cán bộ được phân công nhiệm vụ rất rõ ràng. Người dân chỉ cần đổ xe cát, dựng viên gạch là có cán bộ đến hỏi thăm thì không thể có chuyện xây chui cả tòa chung cư hay xây sai cả vài tầng mà chính quyền không nắm được. Con voi chui lọt lỗ kim là chuyện rất vô lý. Nhưng xét trong quản lý trật tự xây dựng ở Hà Nội, TP.HCM… vẫn còn nhiều chuyện vô lý kiểu như vậy tồn tại", ông Tùng nói.

Đại biểu Phạm Văn Hòa, Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, cũng cho rằng sau những vụ việc vi phạm về PCCC gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng xảy ra, rõ ràng phải có một "địa chỉ trách nhiệm" chính xác để xử lý nghiêm, làm gương cho những nơi khác. "Địa chỉ trách nhiệm ấy" có thể là cán bộ phụ trách công tác PCCC và trật tự xây dựng tại địa bàn nơi công trình vi phạm tồn tại. Ngoài trách nhiệm trực tiếp của chủ đầu tư công trình thì cần soi xét trách nhiệm của những cá nhân có thẩm quyền khi để xảy ra vi phạm.

Theo ông Hòa, công trình xây dựng muốn đưa vào sử dụng, khai thác đều phải đạt yêu cầu mà pháp luật quy định. Những cán bộ được giao nhiệm vụ phụ trách lĩnh vực của mình cần biết và buộc phải biết nếu vi phạm xảy ra, để kịp thời ngăn chặn, xử lý. Nếu kiểm tra, giám sát đúng quy trình, quy định, hậu quả có thể đã không xảy ra; mà khi sai phạm không bị xử lý kịp thời dẫn tới thảm họa, rõ ràng cán bộ có thẩm quyền đã thiếu trách nhiệm, cần phải xem xét xử lý nghiêm minh. Đặc biệt, ngoài hành vi thiếu trách nhiệm, cơ quan điều tra cần mở rộng xem xét có sự bao che, tiếp tay cho vi phạm hay không. Khi những "địa chỉ trách nhiệm" thực hiện đúng, đủ nghĩa vụ của mình, ông Hòa tin rằng sẽ không còn những thảm họa như vụ cháy chung cư ở Q.Thanh Xuân.

XÃ, PHƯỜNG "KHOÁN TRẮNG" CHO CÔNG AN?

Đề cập đến trách nhiệm, đại tá Dương Đức Hải, Phó giám đốc Công an TP.Hà Nội, cho biết nhiều sai phạm về xây dựng chưa được chính quyền và các ngành chức năng xử lý triệt để, dẫn đến việc chưa thể khắc phục những sai phạm về PCCC. Trong quy định về PCCC, cơ quan quản lý nhà nước chỉ có thể xử phạt vi phạm hành chính, cao nhất là tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động mà không có chế tài cưỡng chế, buộc chủ đầu tư phải khắc phục toàn bộ điều kiện an toàn PCCC. Do vậy, việc giải quyết tận gốc vấn đề là không thể, nhất là đối với trường hợp nhà ở, phục vụ nhu cầu sinh hoạt của người dân càng khó giải quyết.

Nói về việc phân cấp quản lý, đại tá Hải cho hay Nghị định 136 của Chính phủ đã quy định rất rõ về trách nhiệm của UBND cấp xã, phường trong việc thực hiện quản lý đối với các cơ sở được phân công. Song thực tế, hiện hầu hết đơn vị này đều "khoán trắng" cho công an, coi công tác PCCC là nhiệm vụ chính của công an, trong khi công an lực lượng mỏng, nhiều nhiệm vụ khiến việc kiểm tra, quản lý về an toàn PCCC còn hạn chế. Chưa kể, còn tình trạng người dân chưa có ý thức, nhận thức về PCCC. Một số chủ đầu tư vì lợi nhuận mà bất chấp, vi phạm pháp luật, vi phạm an toàn PCCC…

Đại tá Nguyễn Minh Khương, Phó cục trưởng Cục Cảnh sát PCCC và CNCH (Bộ Công an), khẳng định với những công trình vi phạm an toàn PCCC thì không thể phạt rồi cho tồn tại. Tuy nhiên, căn hộ nhiều nhà ở (chung cư mini) được cấp phép dưới hình thức nhà ở riêng lẻ nên không thuộc danh mục quản lý về PCCC. Vì lách luật nên không thuộc diện thẩm duyệt PCCC và cấp quản lý công trình này là UBND cấp xã, phường.

Đại tá Khương cho rằng những công trình dạng này thường có hàng trăm người ở, nếu đình chỉ hoạt động sẽ liên quan đến an sinh xã hội. Do vậy, chỉ đạo của Bộ Công an và Chính phủ là rà soát, kiểm tra, đưa ra các giải pháp an toàn về PCCC để giảm nguy cơ, giảm thiệt hại nếu xảy ra sự cố. Theo đại tá Khương, an toàn PCCC liên quan đến lối thoát nạn, việc ngăn cách khu để xe tầng 1 hoặc tầng hầm với bên trên... là giải pháp trong thời gian tới cho công trình dạng này và cần được Bộ Công an, Bộ Xây dựng, ngành điện phối hợp thẩm định.

Siết quy định cấp phép xây dựng, PCCC

Ông Vũ Ngọc Anh, Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và môi trường (Bộ Xây dựng), nhấn mạnh về lâu dài, cần siết chặt hơn các quy định từ việc cấp phép, giám sát của chính quyền địa phương đến khi công trình xây dựng. Đặc biệt, chú trọng hơn nữa những nguyên tắc thiết kế nhà ở riêng lẻ hay nhà ở chung cư đều phải đảm bảo an toàn PCCC và chịu lực. Đối với nhà ở riêng lẻ mà có tính chất thương mại là phải đảm bảo yếu tố an toàn PCCC như chung cư. Đặc biệt, khi cấp phép, đối với nhà chung cư, phải căn cứ vào các quy định liên quan về quy hoạch, hạ tầng kỹ thuật (việc cấp nước, đường cho xe chữa cháy) hạ tầng xã hội. Trong đó, chú trọng các quy định về PCCC, cứu hộ cứu nạn.

Cũng theo ông Vũ Ngọc Anh, sau vụ cháy chung cư mini ở Q.Thanh Xuân, Hà Nội, vừa qua, một số công trình nhà ở có nhiều tầng, căn hộ giống như vậy đang bổ sung giải pháp để việc thoát nạn có thể thực hiện được. Nhìn từ chung cư mini vừa bị cháy, có thể thấy do không có giải pháp thoát nạn, một số người nhảy sang bên cạnh, việc này rất nguy hiểm. Hiện một số công trình lắp đặt thang bên ngoài để có lối thoát nạn tốt hơn, nhưng đây chỉ là giải pháp tình thế. Thủ tướng đã giao Bộ Xây dựng phối hợp với Bộ Công an nghiên cứu ban hành các tài liệu kỹ thuật nhằm nâng cao khả năng đảm bảo an toàn cho các công trình chung cư mini hiện hữu.

Nói về nhà cao tầng, chung cư cao tầng mới xây dựng, ông Vũ Ngọc Anh cho biết đều được thiết kế theo các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật, được thẩm duyệt kỹ, giám sát chặt chẽ nhưng cũng cần thường xuyên kiểm tra, tuyên truyền, tập huấn nâng cao ý thức PCCC của người sử dụng, cư dân. Với những dự án mới, cần có tài liệu hướng dẫn sử dụng, sơ đồ chỉ dẫn thoát hiểm khi có sự cố phát cho khách hàng khi bàn giao công trình. "Nhìn chung, các quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn về PCCC, cứu hộ cứu nạn liên quan đến công trình cao tầng, nhà chung cư đến nay đã khá đầy đủ. Vấn đề là làm sao để những quy định này đi vào đời sống xã hội", ông Anh nhấn mạnh.

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2025. sitemap